- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Sản phẩm dùng ngoài công trình
- Sản phẩm dùng ngoài công trình
- Sản phẩm dùng ngoài công trình
- Sản phẩm dùng ngoài công trình
- Sản phẩm dùng ngoài công trình
- Sản phẩm dùng ngoài công trình
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
- Hình ảnh nhà máy
Hình ảnh nhà máy ván ép coppha thương hiệu "MA"
Ván ép coppha VIỆT MỸ ANH - Ván ép thương hiệu "MA" - Nhà máy sản xuất ván ép uy tín chất lượng tại Đồng Nai
- Xưởng sản xuất ván ép thương hiệu "MA" ( Việt Mỹ Anh) đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn khi vận hành.
- Nhà xưởng rộng và kiên cố đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục trong mọi điều kiện thời tiết.
- Các khu vực được phân chia rõ ràng đảm bảo sản xuất ván ép chất lượng cao.
- Dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng.
Các loại máy sử dụng
- Máy cắt lát
- Máy sấy
- Máy ép nóng
- Máy ép nguội
- Dây chuyền xếp ván tự động
- Máy cắt tỉa, chà nhám
- Các loại máy sản xuất ván ép
Quy trình sản xuất ván ép
Quy trình sản xuất ván ép thường có 3 giai đoạn chính, đó là:
Giai đoạn 1: Thu hoạch gỗ
Lựa chọn các cây gỗ phù hợp (gỗ lá rộng hoặc gỗ lá kim)
Sử dụng máy cắt, lấy phần thân gỗ, loại bỏ cành và lá cây, sau đó vận chuyển về nhà máy xử lý
Thu hoạch gỗ để sản xuất ván ép
Giai đoạn 2: Xử lý gỗ
Thân gỗ sau khi được đưa về sẽ được ngâm trong hồ nước trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này giúp máy dễ dàng bóc vỏ và dễ cắt theo nhiều kích thước.
Xử lý gỗ sau khi thu hoạch
Giai đoạn 3: Sản xuất ván ép
Bước 1: Bóc vỏ và cắt miếng gỗ thành từng khúc theo kích thước yêu cầu
Bước 2: Miếng gỗ được đưa vào máy cắt lá để tạo thành tấm gỗ mỏng
Bước 3: Tấm gỗ mỏng được đưa lên dây chuyền để cắt theo kích thước yêu cầu và phân loại.
Bước 4: Tấm gỗ mỏng được cho vào máy sấy khô để đạt độ ẩm quy định
Bước 5: Sử dụng công nghệ quét để kiểm tra khuyết tật trên tấm gỗ và tiến hành sửa lỗi.
Bước 6: Làm sạch và phủ đều lên hai mặt tấm ván keo kết dính, xếp các tấm ván chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu
Bước 7: Đưa tấm ván vào máy ép lạnh để làm phẳng và đảm bảo keo được phân phối đồng đều
Bước 8: Đưa tấm ván đi ép nóng trong thời gian quy định để các tấm gỗ mỏng liên kết chặt chẽ với nhau.
Bước 9: Sau khi ép nóng, ván ép được làm nguội và đưa vào máy cắt tỉa và chà nhám để bỏ cạnh, làm mịn bề mặt.
Bước 10: Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Phân loại và đóng gói gỗ ván ép
Sau khi hoàn thành 3 công đoạn, ván ép sẽ được đóng gói theo quy định và bảo quản trong kho hoặc phân phối đến nơi cần thiết.
Tiêu chuẩn sản xuất ván ép
- Sau khi được sấy khô, tấm gỗ mỏng được bảo quản ít nhất 24h và giữ độ ẩm 6-8%
- Lựa chọn keo dán phù hợp. Các loại keo thường sử dụng là keo protein, keo Urea-formaldehyde và keo Phenol-formaldehyde
- Điều kiện áp lực ép phải đạt chuẩn
- Quy trình ép ván nghiêm ngặt, đúng trình tự
Những hình ảnh chân thực trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất ván ép gỗ công nghiệp hiện nay. Ván ép không chỉ là giải pháp kinh tế cho người tiêu dùng mà còn là phương thức kinh tế nhất trong sản xuất ván gỗ chất lượng cao của doanh nghiệp.